Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): Các loại biểu đồ thể hiện tính chu kỳ tài sản

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): Các loại biểu đồ thể hiện tính chu kỳ tài sản

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): Các loại biểu đồ thể hiện tính chu kỳ tài sản

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,870
84,470
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại biểu đồ chu kỳ: biểu đồ chu kỳ và biểu đồ hiệu suất tổng hợp hàng tháng. Mỗi cách tiếp cận đưa ra một quan điểm khác nhau về chu kỳ.

Biểu đồ chu kỳ


Cách tốt nhất để có cái nhìn bao quát về chu kỳ của thị trường là sử dụng một biểu đồ đường như hình minh hoạ sau đây:

Screen Shot 2023-06-06 at 15.02.20.png


Hình minh hoạ bên trên biểu thị mô hình chu kỳ của giá lúa mì trong vòng 10 năm qua. Tại sao lại là 10 năm? Bởi vì các mô hình theo chu kỳ thay đổi theo thời gian và chúng ta cần có đủ thời gian để thống kê, cung cấp những bằng chứng đáng tin cậy chứ không phải đưa ra kết luận chỉ dựa vào những thống kê trong các khoảng thời gian ngắn. Trong hình minh họa bên trên, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy giá lúa mì có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng tháng 4/tháng 5 và thường sụt giảm mạnh, hình thành đáy chính trong tháng 8/tháng 9.

Screen Shot 2023-06-06 at 15.02.33.png


Một cách khác để hiển thị tính chu kỳ là sử dụng biểu đồ thanh hiệu suất hàng tháng như hình minh hoạ bên trên. Hãy so sánh biểu đồ này với biểu đồ đường ở hình trên cùng để hình dung sự khác biệt. Biểu đồ thanh thể hiện hiệu suất hàng tháng giúp trả lời câu hỏi: "Tháng nào mang lại cơ hội lớn nhất cho các vị thế mua hoặc bán?". Trong ví dụ này, chúng ta có thể dễ dàng đưa ra câu trả lời, đó là mua vào tháng 01 hoặc tháng 10 và bán vào tháng 8.



Biểu đồ tổng hợp


Screen Shot 2023-06-06 at 15.02.48.png


Biểu đồ tổng hợp chia hành động giá lịch sử thành các lát thời gian khác nhau (thường là năm) và xếp chúng lên nhau, thể hiện trên cùng 1 biểu đồ. Giá trị trung bình thường được hiển thị với một đường kẻ đậm hơn để thể hiện mô hình chung của chu kỳ. Trong thực tế, chúng ta thường vẽ biểu đồ giá của từng năm lên biểu đồ chung để quan sát mối tương quan chu kỳ. Hình bên trên là biểu đồ tổng hợp hiệu suất của giá lúa mì trên sàn CBOT từ năm 2009 đến năm 2018, mỗi năm 1 lần (ví dụ, đường có đánh dấu * là năm 2012, đường đánh dấu x là 2010, - - - là 2017). Quan sát biểu đồ, chúng ta cũng thấy được điều tương tự, đó là giá Lúa Mì thường tăng từ tháng 4 đến tháng 5 và bắt đầu giảm trước khi tạo đáy từ tháng 8 đến tháng 9.

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 352 Xem / 2 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,781 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,134 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên